Trong quá trình sản xuất của các nhà máy không thể tránh khỏi việc tạo ra các hạt bụi nhỏ. Mức độ bụi càng lớn thì càng gây hại đối với con người và máy móc làm việc. Vì thế kiểm soát được mức độ bụi trong sản xuất luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Cùng Hoàng Gia tìm hiểu tác hại và cách phòng chống bụi trong sản xuất nhé.
Bụi trong sản xuất là gì?
Bụi trong sản xuất được tạo ra từ đâu
Bụi trong sản xuất được sinh ra trong quá trình hoạt động tại các nhà máy, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp. Những vật thể này có kích thước rất nhỏ, lơ lửng trong không khí. Và trong thực tế hiện nay, ở bất cứ môi trường nào cũng xuất hiện bụi, tuy nhiên bụi ở các nhà máy, xí nghiệp, nơi sản xuất là nhiều hơn hết.
Xem ngay: Máy hút bụi công nghiệp không ồn- Lựa chọn số 1 của người tiêu dùng
Phân loại bụi trong sản xuất
Cách phân loại bụi trong sản xuất
Có rất nhiều nguyên nhân để bụi trong sản xuất được sinh ra, mỗi môi trường sản xuất khác nhau sẽ sinh ra những hạt bụi có đặc tính khác nhau. Nhìn chung, người ta phân loại bụi trong sản xuất thành các loại:
Theo nguồn gốc: Bụi từ kim loại (hạt rỉ sắt, mangan, silic…), bụi gỗ, cát, bụi từ động vật (lông, xương…), bụi thực vật (bụi gai, bụi bông), bụi từ các hóa chất (bột hàn the, bột phấn…)
Theo kích thước: bụi được nhìn bằng mắt thường, bụi chỉ thấy qua kính hiển vi hoặc kính hiển vi điện tử (cát hạt mù, hạt khói và bụi trắng).
Theo tác hại: Bụi gây nhiễm độc từ các kim loại nặng (benzen, thủy ngân, chì), bụi gây dị ứng, bụi gây xơ phổi, bụi gây ung thư (chất phóng xạ, nhựa đường…
Xem ngay: Top 3+ máy hút bụi vải tốt nhất thị trường
Tác hại của bụi trong sản xuất
Bụi mịn sẽ sẽ gây ra tác hại cực nghiêm trọng nếu như không gian sản xuất không có hệ thống làm sạch. Bụi ảnh hưởng đến máy móc, sức khỏe người lao động và kể cả ảnh hưởng đến chất lượng sống môi trường xung quanh.
Ảnh hưởng đến máy móc sản xuất
Bụi bám vào trong máy móc lâu ngày không được vệ sinh sạch sẽ khiến máy móc hao mòn. Nguy cơ dẫn đến hư hỏng, giảm năng suất rất cao.
Bên cạnh đó bụi bám vào các động cơ là tăng độ ma sát, dẫn đến thiết bị dễ nóng lên và tỏa nhiệt. Bụi trong sản xuất khi bám vào các động mạch điện sẽ gây ra chập mạch nguồn điện dễ xảy ra tai nạn cháy nổ.
Ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động
Một điều hiển nhiên là chẳng ai cảm thấy thoải mái khi làm việc trong môi trường đầy bụi. Bụi quá nhiều trong môi trường làm việc sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người lao động, gây giảm thiểu năng suất làm việc.
Chưa kể đến, bụi bẩn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe đặc biệt là hệ hô hấp. Bụi tích lũy trong cơ thể lâu ngày sẽ dẫn đến một số bệnh như ho, khó thở, một số bệnh mạn tính như viêm phổi hay viêm phế quản.
Bụi trong sản xuất ảnh hưởng đến sức khỏe con người và máy móc
Bụi trong sản xuất cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh ngoài da, dị ứng… Các bộ phận trên cơ thể như mũi, mắt, tai… khi tiếp xúc với bụi trong thời gian lâu tạo điều kiện lý tưởng để các vi khuẩn phát triển, mầm mống gây bệnh.
Bụi trong sản xuất không chỉ ảnh hưởng đến những người trực tiếp làm việc tại môi trường đó, mà còn có tác hại đến khu vực xung quanh, dần dà ảnh làm giảm chất lượng sống của xã hội. Chính vì vậy cần có giải pháp hợp lý để ngăn chặn triệt để loại bụi này.
Xem ngay: Bật mí cách chọn máy hút bụi công suất lớn chất lượng bền bỉ
Cách phòng chống bụi trong sản xuất an toàn hiệu quả
Đảm bảo các biện pháp đo lường y tế luôn được thực hiện
Bụi là những thực thể siêu nhỏ, ở một số nơi phải dùng đến hiển vi điện tử mới có thể thấy được. Chính vì vậy, chúng ta không thể bằng cảm quan thông thường mà đánh giá mức độ bụi trong sản xuất.
Cần có những biện pháp đo lường y tế và thực hiện định kỳ để theo dõi. Thời gian đo lường nồng độ bụi tùy theo các tổ chức, xí nghiệp… vì mức độ sản sinh bụi là khác nhau, có thể theo tháng, quý, hoặc năm.
Bên cạnh đó, cần có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho công nhân làm việc trong muôn trường nhiều bụi. Việc làm này nhằm đảm bảo năng suất làm việc cũng như kịp thời phát hiện mầm mống gây bệnh.
Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ
Công nhân làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn cần được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ để hạn chế tiếp xúc với bụi. Trang bị quần áo nhiều lớp không cho bụi lọt vào bên trong.
Ở những nơi bụi độc, bụi kim loại nặng, ngoài quần áo bảo hộ, cần phải có kính, mũ, giày và găng tay bảo hộ.
Thực hiện các biện pháp kỹ thuật
Để ngăn chặn bụi trong sản xuất, mỗi nhà xưởng sản xuất đều được yêu cầu thi công hệ thống thông gió tòa nhà và hệ thống hút bụi. Bên cạnh đó kết hợp công tác vệ sinh thường xuyên để giảm thiểu lượng bụi tích tụ bề mặt và không khí.
Tiến hành cơ giới hóa các dây chuyền sản xuất, sử dụng dụng cụ che chắn thích hợp, hạn chế tối đa bụi bám vào các chi tiết máy. Kết hợp với hệ thống lọc bụi túi đặt trong các khu vực sản xuất. Lắp đặt hệ thống đường ống hút bụi để tổ hợp và gom bụi lại một nơi.
Phòng chống bụi trong sản xuất bằng cách xây dựng hệ thống HVAC
Áp dụng các phương pháp ly tâm và lắng lọc bụi bằng máy móc hiện đại như khử bụi bằng điện, sử dụng máy siêu âm…Ở một số môi trường sản xuất, nên áp dụng làm việc trong môi trường không khí ẩm ướt hoặc sản xuất ướt để hạn chế bụi mịn.
Trong các kỹ thuật phòng chống bụi trong sản xuất nên áp dụng đồng thời các biện pháp nhân tạo và tự nhiên. Giảm thiểu nồng độ bụi trong không khí qua các hệ thống hút bụi cục bộ, cửa sổ tự nhiên…
Xem ngay: Top 3+ máy hút bụi nhà xưởng nên mua nhát hiện nay
Xây dựng hệ thống HVAC
Hệ thống HVAC là hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí, được viết tắt từ Heating, Ventilation and Air Condition. Đây là hệ thống giúp điều hòa không khí và nhiệt độ cho các hạng mục nhà ở, khu công nghiệp liên hợp... Chính vì vậy, hệ thống HVAC được dùng nhiều tại các cơ sở xí nghiệp, chế biến… để hạn chế bụi trong sản xuất.
Như vậy bài viết trên, Hoàng Gia đã cung cấp đến bạn đọc tất cả các kiến thức về bụi trong sản xuất cũng như cách xử lý chúng để có một môi trường làm việc an toàn. Chúc bạn thành công!